Mỹ công bố hướng dẫn chi tiết về kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ Nga

Việt giải trí 24/11/2022 11:08:48

Bộ Tài chính Mỹ ngày 22/11 công bố các hướng dẫn chi tiết mới về kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ Nga .

Tuy nhiên, Washington và các nước đồng minh thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) chưa nhất trí về mức giá.

Mỹ công bố hướng dẫn chi tiết về kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ Nga-1

ADVERTISEMENT

Một trạm bơm dầu gần Dyurtyuli, CH Bashkortostan, LB Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN

Hãng tin AP dẫn lời một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết bản hướng dẫn mới nhằm giúp các công ty và hãng bảo hiểm hàng hải hiểu rõ cách thức để tuân thủ mức giá trần. Văn bản này quy định khi nào áp giá trần, đồng thời nêu rõ giá trần có thể thay đổi tùy theo điều kiện thị trường. Theo đó, giá trần sẽ không áp dụng trong trường hợp hoạt động chế biến quan trọng được thực hiện bên ngoài Liên bang Nga , ví dụ “dầu thô được tinh chế hoặc trải qua một quá trình chuyển đổi quan trọng khác làm sản phẩm mất đi tính chất riêng và biến thành sản phẩm mới với tên gọi, đặc tính và công dụng mới”.

Hãng Sputnik đưa tin theo bản hướng dẫn cập nhật, Bộ Tài chính Mỹ đã cho phép thực hiện các giao dịch liên quan việc nhập khẩu dầu mỏ Nga vào Bulgaria, Croatia, cũng như bất cứ quốc gia thành viên nào của Liên minh châu Âu (EU) không giáp biển, phù hợp với quy định của EU đưa ra hồi tháng 6 vừa qua, trong đó áp dụng một số miễn trừ đối với các nước nêu trên.

Ngoài ra, hướng dẫn nêu rõ Mỹ chỉ cho phép các hoạt động liên quan đến việc bốc dỡ dầu mỏ Nga trong các tình huống khẩn cấp như các tình huống đe dọa tính mạng của thủy thủ đoàn và môi trường.

Dự kiến các quan chức EU nhóm họp trong ngày 23/11 để thảo luận và nhất trí về mức giá trần cuối cùng áp với dầu mỏ Nga. Theo tờ The Wall Street Journal, Mỹ và các đồng minh đang đưa ra mức giá trần 60-70 USD/thùng. Nếu các nước đạt thỏa thuận, mức giá cụ thể sẽ được áp dụng từ ngày 5/12 tới.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ khẳng định ngay cả khi đạt thỏa thuận về mức giá trần, Mỹ cũng sẽ không nhập khẩu dầu của Nga, chiểu theo lệnh hành pháp EO 14066 về việc này.

Trước đó, tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7 – gồm Anh, Đức, Italy, Canada, Mỹ, Pháp và Nhật Bản) đã nhất trí áp mức giá trần đối với dầu mỏ Nga và sẽ xem xét thường xuyên để điều chỉnh khi cần thiết, qua đó giúp tăng sự ổn định của thị trường. Theo kế hoạch, giới hạn giá sẽ được áp dụng từ ngày 5/12/2022 đối với dầu mỏ và áp dụng từ ngày 5/2/2023 đối với các sản phẩm dầu.

ADVERTISEMENT

Phản ứng về động thái trên, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moskva sẽ không cung cấp bất cứ thứ gì ra nước ngoài nếu điều đó đi ngược lại lợi ích của Nga.

G7 lên kế hoạch áp giá trần đối với dầu nhập khẩu từ Nga

Ngày 2/9, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tuyên bố sẽ lên kế hoạch áp giá trần đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu từ Nga.

Mỹ công bố hướng dẫn chi tiết về kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ Nga-2

Hệ thống đường ống dẫn khí của Nga. Ảnh: TASS/TTXVN

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Tài chính G7 nêu rõ các bên cam kết khẩn trương hợp tác nhằm hoàn tất và tiến hành biện pháp này. Các nước G7 đang hướng tới việc thiết lập một liên minh rộng lớn nhằm tối ưu hóa hiệu quả của biện pháp, đồng thời hối thúc tất cả các nước định nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga cam kết áp dụng mức giá này hoặc thấp hơn.

Mức giá trần ban đầu sẽ dựa trên các tiêu chí kỹ thuật và sẽ thường xuyên được điều chỉnh khi cần thiết. Tuy nhiên, tuyên bố không tiết lộ mức giá cụ thể là bao nhiêu. Theo tuyên bố, G7 đặt mục tiêu triển khai biện pháp này theo cùng lộ trình với các biện pháp liên quan trong gói trừng phạt thứ 6 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki đã hoan nghênh kế hoạch trên của G7, đồng thời kêu gọi nhanh chóng triển khai biện pháp này nhằm giúp hạ nhiệt giá năng lượng và lạm phát. Cùng chung quan điểm này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng việc áp giá trần sẽ giúp giảm áp lực đối với giá năng lượng toàn cầu.

ADVERTISEMENT

Trước đó, Điện Kremlin khẳng định Nga sẽ ngừng bán dầu cho những nước áp giá trần đối với tài nguyên năng lượng của Nga, biện pháp mà Moskva cho là sẽ gây bất ổn lớn đến thị trường dầu mỏ toàn cầu. Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh: "Các công ty áp giá trần sẽ không nằm trong số những khách hàng nhận dầu của Nga".

Moskva khẳng định sẽ không hợp tác với họ trên nguyên tắc phi thi thị trường như vậy. Ông Peskov cũng cho rằng người dân châu Âu sẽ là những người trực tiếp hứng chịu hậu quả từ quyết định trừng phạt của phương Tây, và Moskva đang nghiên cứu để đ.ánh giá việc áp giá trần đối với dầu nhập khẩu từ Nga sẽ ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế quốc gia này.

Theo Cơ quan năng lượng quốc tế, trước khi xung đột tại Ukraine bùng phát, châu Âu là điểm đến của gần một nửa lượng dầu thô và các sản phẩm xăng dầu xuất khẩu của Nga. Trong năm 2021, các nước EU mỗi ngày nhập khẩu 2,2 triệu thùng dầu thô, 1,2 triệu thùng sản phẩm hóa dầu và 0,5 triệu thùng dầu diesel, trong đó Đức, Ba Lan và Hà Lan là những khách hàng lớn nhất.

Nối

Khác

Xem tiếp đi