Kim ngạch nhập khẩu ngũ cốc của Mexico cao kỷ lục

Việt giải trí 04/10/2022 12:05:15

Theo số liệu của Nhóm Tư vấn Thị trường Nông nghiệp (GCMA), dựa trên hồ sơ từ Cơ quan Quản lý Thuế Mexico (SAT), kim ngạch nhập khẩu ngũ cốc và hạt có dầu của Mexico từ tháng 1-8/2022 đã lên đến 11,798 tỷ USD, mức cao kỷ lục và tăng 91% so với cùng kỳ của năm 2021.

Kim ngạch nhập khẩu ngũ cốc của Mexico cao kỷ lục-1

ADVERTISEMENT

Thống kê cho thấy, từ tháng 1-8 năm nay, khối lượng nhập khẩu các hạt ngũ cốc cơ bản của Mexico như ngô, đậu, lúa mì, đậu tương, gạo và dầu ăn đều ghi nhận mức giảm nhẹ, nhưng giá trị lại tăng mạnh từ 10%-73%.

Ngô là sản phẩm nông sản chính mà Mexico nhập khẩu, đặc biệt là ngô vàng, được sử dụng làm thức ăn gia súc. Trong 8 tháng tính từ đầu năm nay, khối lượng ngô thu mua là 11,4 triệu tấn, giảm 4,2% so với cùng kỳ của năm ngoái. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu loại ngũ cốc này đã tăng 10,9%.

Trong năm 2021, giá ngô quốc tế đã tăng hơn 10% và đã gián tiếp làm tăng giá các loại thực phẩm cơ bản như thịt gia súc và gia cầm và bánh ngô, góp phần vào mức lạm phát chung cao kỷ lục ở Mexico. Tổng giám đốc GCMA Juan Carlos Anaya cảnh báo giá ngô trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục có nhiều biến động cho đến vụ thu hoạch tiếp theo vào tháng 9/2023.

Theo GCMA, chí phí nhập khẩu ngũ cốc của Mexico trong 4 tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng vượt mức kỷ lục do sản lượng giảm và chi phí logistics tăng, phần lớn bị ảnh hưởng bởi giá nhiên liệu cao hơn. Dự báo, kim ngạch nhập khẩu ngũ cốc và hạt có dầu của Mexico trong năm 2022 sẽ vượt xa mốc 15 tỷ USD vào năm 2021.

Thâm hụt thương mại của Mexico cao kỷ lục dù thu nhập nhiều hơn nhờ giá dầu tăng

Bất chấp giá dầu cao giúp Mexico thu lợi nhiều hơn từ xuất khẩu năng lượng, nhưng nguồn thu này vẫn chưa thể bù đắp cho nhập khẩu, khiến thâm hụt thương mại của nước này trong nửa đầu năm 2022 đạt kỷ lục.

Kim ngạch nhập khẩu ngũ cốc của Mexico cao kỷ lục-2

Một trạm xăng tại Mexico City, Mexico, ngày 20/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

ADVERTISEMENT

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico City, thâm hụt thương mại của Mexico trong nửa đầu năm 2022 đã 12,94 tỷ USD, mức cao kỷ lục từng ghi nhận trong cùng kỳ, chủ yếu do nhập khẩu tăng vọt.

Số liệu của Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia (Inegi) cho thấy trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Mexico đạt 280,78 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên mức tăng này không đủ bù đắp cho kim ngạch nhập khẩu đã lên tới 293,71 tỷ USD, cao hơn 25% so với cùng kỳ năm 2021.

Các nhà phân tích của ngân hàng Banorte cho rằng cả xuất nhập khẩu đều tăng cao so với năm 2021, do giá cả liên tục gia tăng và thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi. Trong khi đó, nhà kinh tế Daniel Arias của Monex, doanh nghiệp chuyên về các giao dịch quốc tế và dịch vụ thanh toán cho khách hàng thương mại, nhận định thâm hụt là do nhập khẩu hàng hóa nước ngoài tăng cao khi nhu cầu tiêu thụ đã phục hồi, cũng như một yếu tố mới nổi gần đây là biến động giá các sản phẩm liên quan đến dầu. Ông Arias cảnh báo nếu xu hướng này tiếp tục sẽ làm gia tăng áp lực lên tỷ giá hối đoái và tài chính công trong những tháng tới.

Bất chấp giá dầu cao giúp Mexico thu lợi nhiều hơn từ xuất khẩu năng lượng, nguồn thu này vẫn chưa thể bù đắp cho nhập khẩu. Giá dầu thô Mỹ và dầu hỗn hợp Mexico đã tăng lần lượt 40,6% và 47% trong nửa đầu năm nay.

Cán cân thương mại dầu mỏ bị thâm hụt đồng nghĩa với gánh nặng ngân sách gia tăng. Chủ tịch tập đoàn tài chính Bursametrica Ernesto O'Farril giải thích rằng mặc dù Chính phủ có nhiều nguồn lực hơn nhờ giá dầu xuất khẩu tăng, song phải sử dụng nguồn thu này để trợ giá xăng dầu trong nước. Bên cạnh đó, tập đoàn dầu khí quốc gia Pemex cũng phải mua nhiên liệu và khí đốt đắt đỏ hơn từ nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, điều này gây áp lực lên tài chính công.

Ricardo Aguilar, nhà kinh tế trưởng của tập đoàn tài chính Invex, dự báo Mexico có thể nhập siêu tới 20 tỷ USD trong năm 2022. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh sẽ không phải đối mặt với khó khăn quá lớn về cán cân thanh toán, nhờ thu nhập cao từ du lịch và đặc biệt là kiều hối, vốn liên tục lập kỷ lục trong những năm gần đây.

ADVERTISEMENT

Năm ngoái Mexico nhập siêu 11,5 tỷ USD, một con số kém khả quan so với mức thặng dư 34 tỷ USD trong năm 2020, một năm đánh dấu sụt giảm trong cả xuất và nhập khẩu do COVID-19. Để nhanh chóng phục hồi kinh tế, Mexico chủ trương thúc đẩy ngoại thương và tận dụng Hiệp định Thương mại với Mỹ và Canada (USMCA), có hiệu lực từ tháng 7/2020.

Nối

Khác

Xem tiếp đi