IMF phê duyệt cơ chế cho vay khẩn cấp mới ứng phó ‘cú sốc lương thực’

Việt giải trí 02/10/2022 11:24:37

Ngày 1/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông qua một cơ chế cho vay khẩn cấp mới nhằm hỗ trợ các nước đang đối mặt với tình trạng “mất an ninh lương thực nghiêm trọng” trong bối cảnh giá cả tăng cao trên toàn cầu.

IMF phê duyệt cơ chế cho vay khẩn cấp mới ứng phó ‘cú sốc lương thực’-1

ADVERTISEMENT

Người dân nhận lương thực cứu trợ tại tỉnh Nangarhar , Afghanistan, ngày 8/6/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nêu rõ Cơ chế chống sốc lương thực (Food Shock Window) sẽ cung cấp thêm khả năng tiếp cận nguồn tài chính khẩn cấp “để giúp người dân tại các quốc gia dễ tổn thương ứng phó với một trong những cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất đó là nạn đói”. Cơ chế này sẽ được triển khai trong vòng 1 năm, cung cấp những hỗ trợ bổ sung sau các khoản tài trợ và nguồn vốn ưu đãi .

Bà Georgieva nhấn mạnh những cú sốc khí hậu, xung đột và đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất và phân phối lương thực, khiến giá mặt hàng này tăng cao. Cuộc xung đột tại Ukraine còn đẩy giá lương thực và phân bón tiếp tục tăng mạnh. Hệ quả là một cuộc khủng hoảng lương thực đang lan rộng trên toàn cầu, theo đó đời sống và sinh kế của 345 triệu người – một con số cao kỷ lục – đang bị đe dọa do tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.

Cơ chế cho vay mới của IMF nằm trong khuôn khổ 2 chương trình viện trợ khẩn cấp do IMF thiết lập nhằm giúp các quốc gia ứng phó với những tác động của đại dịch COVID-19 gồm Công cụ tín dụng nhanh (Rapid Credit Facility) cho các quốc gia nghèo nhất vay không lãi suất kỳ hạn lên tới 10 năm và Công cụ Hỗ trợ tài chính nhanh (Rapid Financing Instrument) cho các nước giàu hơn vay và phải hoàn trả thời hạn tối đa 5 năm.

Trong một bài đăng trên trang blog, Tổng Giám đốc Georgieva cho rằng cơ chế cho vay mới của IMF có thể được sử dụng tại những nơi mà các khoản tài trợ và những khoản cho vay ưu đãi của các đối tác không đủ, hoặc không thể thực hiện được chương trình do IMF hỗ trợ.

Nga khẳng định không từ chối các cuộc đàm phán với Ukraine

Nga không từ chối các cuộc đàm phán với Ukraine và Moskva không nên bị gán cho là từ chối đàm phán vì thực tế là phía bên kia (Kiev) không muốn đối thoại ngay từ đầu.

ADVERTISEMENT

IMF phê duyệt cơ chế cho vay khẩn cấp mới ứng phó ‘cú sốc lương thực’-2

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AFP/TTXVN

Trên đây là khẳng định của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra tại Khóa họp 77 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ).

Theo hãng tin TASS của Nga, phát biểu với báo giới ngày 24/9 sau khi tham dự khóa họp của ĐHĐ LHQ, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh Nga không từ chối đàm phán và luôn thể hiện thiện chí với những đề xuất hợp lý. Ông nêu rõ, trong tình hình hiện tại, Nga cũng sẽ không thực hiện những bước đầu tiên để tiếp xúc với các đối tác phương Tây.

Ngoại trưởng Lavrov cho rằng Tổng Thư ký LHQ António Guterres cần nỗ lực hơn nữa thúc đẩy việc thực hiện các thỏa thuận Minsk. Ông cũng bày tỏ hy vọng nhà lãnh đạo LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hỗ trợ Mỹ và châu Âu tháo gỡ những trở ngại đối với việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón từ Nga.

Ông lưu ý hiện còn 300.000 tấn phân bón đang bị kẹt ở các cảng của châu Âu, trong khi phía Nga tuyên bố sẵn sàng từ bỏ quyền đối với các lô hàng này để chúng có thể được nhanh chóng gửi đến các nước đang phát triển có nhu cầu.

Trước đó, trong cuộc gặp ngày 23/9, Ngoại trưởng Lavrov và Tổng Thư ký LHQ Guterres đã thảo luận về Sáng kiến Biển Đen, trong đó hai bên đều khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ thỏa thuận này. Sáng kiến Biển Đen ký kết hồi tháng 7 vừa qua nhằm loại bỏ những rào cản với hoạt động xuất khẩu các sản phẩm lương thực của Ukraine từ các cảng ở Biển Đen và xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga.

Nối

Khác

Xem tiếp đi