Hải Dương: Nhiều công trình lấn chiếm bờ sông vẫn tồn tại bất chấp quyết định xử phạt

Đại Đoàn Kết 04/10/2022 17:32:25

Những công trình kiên cố trái phép này đều là đất lấn chiếm, không có sổ đỏ, nhưng vẫn được giao dịch thông qua giấy viết tay. Đáng nói đến muốn xây nhà, xây nhà cao được các hộ dân cho biết… cứ làm việc với lãnh đạo thị trấn Kẻ Sặt, và xây có quy trình.

Nguồn gốc đất lấn chiếm

Theo bản đồ 299 - Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ thì khu vực ven Sông dọc tuyến đường Bạch Đằng hoàn toàn là bờ kè và chưa được hình thành cho đến những năm 1995. Do tình hình nước sông dâng cao vào mùa mưa lũ nên UBND thị trấn Kẻ Sặt cho đắp bờ kè ngăn sạt lở bờ sông và làm đường trải nhựa.

Giai đoạn năm 2001 khu vực ven sông thuộc đường Bạch Đằng vẫn thuộc quyền quản lý của UBND thị trấn Kẻ Sặt, thời gian này có đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 toàn bộ thị trấn, lúc này đã có những hộ đổ thêm đất và trồng rau, trồng cây ven sông… thời gian đầu UBND có giao cho mỗi hộ dân bên đường theo phần diện tích đất nhà đang sinh sống theo mặt đường quản lý sử dụng phía bên kia ven sông và những hộ dân bắt đầu đổ đất và kè phần đất của nhà mình.

Hải Dương: Nhiều công trình lấn chiếm bờ sông vẫn tồn tại bất chấp quyết định xử phạt-1

Hàng loạt công trình vi phạm chỉ được lập biên bản nhưng chưa bị tháo dỡ.

Chính từ những mảnh vườn được giao người dân tự quản lý kể trên, giai đoạn 2020-2022, trên tuyến đường bờ sông này đã được các hộ dân sang nhượng cho nhau thành lô, thửa, và xây dựng kiên cố từ 12-15 kiot, mục đích phục vụ café, ăn uống và cả nhà ở.

Hải Dương: Nhiều công trình lấn chiếm bờ sông vẫn tồn tại bất chấp quyết định xử phạt-2

Người dân kè sông để xây nhà.

Theo biên bảng tổng hợp vi phạm đất đai-xây dựng trên địa bàn thị trấn Kẻ Sặt, chỉ từ năm 2020-tháng 6/2022, chỉ riêng khu 2 thuộc tuyến đường đê kể trên đã có 13 trường hợp vi phạm bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, việc lập biên bản vẫn chỉ dừng lại ở xử phạt, mọi công trình vẫn ngang nhiên hoạt động và được giao dịch, mua bán qua lại qua những tờ giấy viết tay.

Mua bán viết tay, xây dựng không phép

Thực mục sở thị, ngày 12/9/2022, phóng viên đã xuống tận nơi để hỏi về việc mua bán đất tại khu vực lấn chiếm bờ sông kể trên. Ngay tại thời điểm này, một số công trình đang xây dựng với ngổn ngang vật liệu.

Theo bà H. người dân sinh sống trên công trình vi phạm đường Bạch Đằng cho biết: “Nhà này tôi mua cách đây 2 năm, giá 600 triệu đồng, cả dãy này không có sổ sách gì cả. Nhà bên cạnh rộng hơn thì giá 1,4 tỷ đồng. Muốn xây cao thì không xây ngay được, xây từ từ và phải đi đúng cửa”.

Để tăng độ uy tín, bà H. với nhu cầu cũng muốn bán căn nhà hiện tại, nên đã đưa chúng tôi xem giấy mua bán viết tay. Theo nội dung giấy mua bán viết tay của bà H. ngôi nhà bà mua không có địa chỉ, chỉ được ghi đối diện nhà số 10, đường Bạch Đằng, khu 2, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, Hải Dương.

“Ngày trước còn ít người mua vì chưa xây được nhà kiên cố, nhà cao tầng, nhưng sau khi nhiều nhà cao tầng mọc lên trên những mảnh đất lấn chiếm trái phép thì người ta đổ xô đi mua, đất lúc đấy mới đắt hẳn lên”, bà H. cho biết.

Hải Dương: Nhiều công trình lấn chiếm bờ sông vẫn tồn tại bất chấp quyết định xử phạt-3

Nhiều báo cáo, văn bản rà soát nhưng những công trình vẫn tồn tại theo năm tháng

Thắc mắc về việc xây dựng và xin được xây dựng, bà H. cũng không ngần ngại kể về việc “làm luật” để được xây từ nhà cấp 4, rồi lên nhà cao tầng, thậm chí sẽ có tín hiệu để "khi nào cần nghỉ, khi nào được xây”. Tuy nhiên, chưa có minh chứng nào cho những vấn đề của bà H nêu ra.

Đối chiếu báo cáo số 35/BC-UBND của UBND thị trấn Kẻ Sặt ngày 22/9/2022 về vi phạm đất đai khu vực bờ sông thuộc đường Bạch Đằng, có 22 công trình vi phạm và riêng khu 2 có đến 11 công trình vi phạm bị lập biên bản.Tuy nhiên, những công trình này thôi tồn tại trên bờ sông.

Hải Dương: Nhiều công trình lấn chiếm bờ sông vẫn tồn tại bất chấp quyết định xử phạt-4

Các công trình kiên cố được dựng trên bờ sông

Nối

Khác

Xem tiếp đi