Dự báo thời tiết dịp Tết nguyên đán Quý Mão từ 21-26/1 (30 tháng Chạp đến mùng 5 Tết)

Thế Giới & Việt Nam 22/01/2023 17:43:04
Dự báo thời tiết dịp Tết nguyên đán Quý Mão từ 21-26/1 (30 tháng Chạp đến mùng 5 Tết)-1

Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 1940, Người trở về nước “đứng hẳn về phía Đồng minh chống phát xít Nhật” và lãnh đạo thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), kháng chiến chống thực dân Pháp với thắng lợi Điện Biên Phủ năm 1954, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và phi thực dân hóa tại Liên hợp quốc.

Sau Hội nghị Geneva năm 1954, Mỹ thay chân Pháp, thúc đẩy Chiến tranh Lạnh chia cắt Việt Nam nhưng Cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển. Sau thất bại trong Tết Mậu Thân năm 1968, Quốc hội Mỹ nhận ra sai lầm ở Việt Nam và cắt ngân sách chiến tranh, Mỹ phải đàm phán để rút quân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo chiến lược “Đánh cho Mỹ cút (rút), đánh cho ngụy nhào” và chỉ đạo sách lược cho hai đoàn gồm đoàn VNDCCH và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLT) tại Paris “tuy hai mà một, tuy một mà hai”.

Hiệp định Paris thực tế là trải “chiếu hoa” cho Mỹ rút quân. Tổng thống Richard Nixon muốn kéo dài đàm phán và chiến tranh nhưng cuối cùng cũng thất bại. Trong đàm phán riêng với Mỹ, đoàn ta vừa kiên định lập trường vừa tạo điều kiện để Mỹ rút khỏi sai lầm ở Việt Nam. Thái độ xây dựng đó cuối cùng đã làm Mỹ chủ động hợp tác ký kết thành công và phát triển quan hệ lâu dài với Việt Nam.

Tư liệu không có trong biên bản

Trong khi tại Hội nghị 4 bên ở Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber các bên chủ yếu đưa ra lập trường chính thức để tranh thủ dư luận, thì tại các cuộc gặp riêng, đoàn VNDCCH và Hoa Kỳ thực sự thương lượng về giải pháp cho cuộc chiến tranh. Là một trong những phiên dịch và người ghi biên bản tại các cuộc họp công khai cũng như bí mật, tôi muốn điểm lại một số tư liệu về Hội nghị Paris.

Ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo chính xác cho hai đoàn VNDCCH và CPCMLT tại Hội nghị nên đã triển khai đấu tranh thắng lợi. Trong khi phía Mỹ dù Tổng thống Nixon cố kéo dài chiến tranh nhưng cũng thất bại. Để rút khỏi sa lầy ở Việt Nam, đoàn đàm phán Mỹ đã phải ký kết và thi hành Hiệp định.

Tôi muốn nêu một số dẫn chứng về cặp đôi - ông Nguyễn Cơ Thạch và ông William Sullivan. Ông William Sullivan là Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về Đông Á - Thái Bình Dương, nổi tiếng là nhà ngoại giao sắc sảo, đã tham gia Hội nghị Geneva về Lào. Nguyễn Cơ Thạch là Thứ trưởng Ngoại giao, nhà ngoại giao xuất sắc của Việt Nam, đặc trách về Hội nghị Paris và quan hệ với Mỹ, cũng đã tham gia Hội nghị Geneva về Lào.

Sau khi giúp cố vấn Lê Đức Thọ và cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ, Tiến sĩ Henry Kissinger thỏa thuận văn bản Hiệp định Paris, ông Nguyễn Cơ Thạch và ông Sullivan soạn thảo các nghị định thư về chấm dứt chiến sự, trao trả tù binh, tháo dỡ bom mìn, lễ ký chính thức 4 bên, Định ước quốc tế 12 nước, đàm phán về hàn gắn vết thương chiến tranh và cả cuộc họp cuối cùng Lê Đức Thọ - Kissinger ngày 13/06/1973 để hoàn tất việc thi hành Hiệp định.

Trước đó, khi Phái đoàn Sài Gòn chưa chịu sang Paris ký Hiệp định, ông Nguyễn Cơ Thạch hỏi ông Sullivan phải làm gì. Ông Sullivan nói: “Phải hara-kiri thôi” (mổ bụng tự tử kiểu Nhật), và Mỹ đã ép chính quyền Sài Gòn đến Paris ký Hiệp định do Mỹ và Việt Nam đã ký tắt.

Dự báo thời tiết dịp Tết nguyên đán Quý Mão từ 21-26/1 (30 tháng Chạp đến mùng 5 Tết)-2

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và Đại sứ William H. Sullivan gặp nhau tại Hà Nội, tháng 05/1989.

Tháng 07/1975 sau khi thống nhất, Việt Nam nộp đơn vào Liên hợp quốc, Mỹ phủ quyết. Ông Sullivan báo ông Thạch rằng đã can thiệp để Mỹ không phong tỏa tài khoản của Việt Nam gửi ở Ngân hàng Mỹ và sau đó đã gặp ông Thạch tại Liên hợp quốc để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ hai nước.

Ông Sullivan dẫn các công ty Mỹ sang Việt Nam thúc đẩy quan hệ kinh tế và có gặp tôi nói rằng, rất muốn gặp ông Thạch. Khi ông Thạch mất, ông Sullivan đã gửi thư tha thiết chia buồn với vợ ông Thạch, bà Phan Thị Phúc. Sau khi bị ốm nặng, ông Sullivan ủy quyền cho bà Virginia Foote hết lòng thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam.

Riêng tôi cũng được hưởng “thơm lây”. Trong đàm phán ở Hội nghị Paris, Cố vấn pháp lý George Aldrich lần đầu gặp đã tự hào nói với tôi việc cậu con trai khuyên ông đóng góp cho hòa bình ở Việt Nam. Năm 1974, khi làm trưởng đoàn Mỹ tại một Hội nghị ở Geneva, ông chủ động đến nói chuyện với tôi trước sự lo ngại của đoàn Sài Gòn.

Ông Nguyễn Cơ Thạch sau đó nói với tôi rằng: “Aldrich thân với cậu và nể mình nên khi mình nhìn, ông ta cũng đến chào, càng làm đoàn Sài Gòn lo ngại”.

Một ví dụ khác, tại lễ ký Định ước quốc tế ở Paris, ông Thạch và ông Sullivan đã thỏa thuận về mọi chi tiết nhưng một số nước lớn lại đòi thay đổi chỗ ngồi và trình tự phát biểu - thật khó cho Việt Nam! Ông Thạch báo tôi sang nói với phía Mỹ, đoàn Mỹ cũng bất bình và nhanh chóng trực tiếp gặp các nước lớn đó khẳng định những điều đã quyết định với Việt Nam và mọi việc diễn ra đúng như Việt Nam và Mỹ sắp xếp.

Dự báo thời tiết dịp Tết nguyên đán Quý Mão từ 21-26/1 (30 tháng Chạp đến mùng 5 Tết)-3

Ông Phạm Ngạc (ngoài cùng bên phải), trong một cuộc họp ở Liên hợp quốc, năm 1975.

Thắng lợi đầy tự hào

Khi bắt đầu cuộc chiến tranh, nhiều người Mỹ trước khi sang Việt Nam còn phải tìm trên bản đồ xem Việt Nam ở đâu. Đối phương coi thường quân đội nhân dân Việt Nam: vũ khí thô sơ, lạc hậu; binh lính, sĩ quan không được đào tạo cơ bản, không thể đương đầu với binh lính và sĩ quan Mỹ đã qua đào tạo tại các trường võ bị nổi tiếng như West Point. Đối phương cũng coi thường ngoại giao Việt Nam: Cán bộ không được đào tạo đầy đủ, kinh nghiệm chưa có, dễ dàng bị sức ép. Đối phương ra sức phát huy lợi thế về ngoại giao, gây sức ép ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vu cáo Việt Nam trong “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, mặc cả gây sức ép với Liên Xô, Trung Quốc, vận động một số vị lãnh đạo Phong trào Không liên kết như Tito, N’Khrumah ủng hộ chiến dịch mà Bác Hồ gọi là “hòa bình giả, chiến tranh thật”.

Trước so sánh lực lượng đó, bạn bè quốc tế thật sự lo ngại rằng, Việt Nam sẽ nhanh chóng bị đè bẹp về quân sự và bị áp đặt về ngoại giao. Nhưng Đảng ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Bác Hồ đã vận dụng thành công đường lối “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”, phương châm “vừa đánh vừa đàm” và sách lược “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Do đó, ta càng đánh càng mạnh, cả trên chiến trường cũng như trên bàn hội nghị, mang lại thắng lợi theo đúng mục tiêu và yêu cầu của mình: Hiệp định Paris được ký kết, quốc tế công nhận, Mỹ rút, tạo điều kiện để lật nhào ngụy.

Thắng lợi tại Hội nghị Paris đã khẳng định về mặt pháp lý những thắng lợi về đấu tranh chính trị và quân sự của ta, tạo điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo trên chiến trường, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước ngay trước khi tình hình thế giới chuyển biến bất lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng của Việt Nam.

Thắng lợi trên chiến trường và trên bàn hội nghị là kết quả của đường lối độc lập tự chủ của Việt Nam. Nền ngoại giao Việt Nam đã tự tỏa sáng và uy tín quốc tế của ta ngày càng được đề cao. Chính sách đối ngoại của Việt Nam không những tranh thủ được cảm tình của bạn bè mà còn phát huy truyền thống hòa hiếu và bình thường hóa quan hệ với những nước từng can thiệp, xâm lược Việt Nam. Điều đó đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát huy nội lực, phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã góp phần vào hòa bình và cách mạng thế giới, tạo niềm tin to lớn cho lực lượng hòa bình và tiến bộ thế giới. Những thắng lợi đó cho phép người Việt Nam chúng ta tự hào và tin tưởng ở tương lai. Lẽ phải của Việt Nam tiếp tục thu phục được lòng người và sự đồng tình ủng hộ trên toàn thế giới.

* Ông Phạm Ngạc nguyên là thành viên Đoàn đàm phán VNDCCH tại Hội nghị Paris về Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Ireland.

Nối

Khác

Xem tiếp đi