Dự báo tác động đến tiền lương, thu nhập, việc làm giai đoạn 2023-2028

Lao Động 27/11/2022 16:12:52
Dự báo tác động đến tiền lương, thu nhập, việc làm giai đoạn 2023-2028-1

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì hội thảo sáng 26.11. Ảnh: Linh Nguyên

Các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đã phân tích, thảo luận về tình hình công nhân viên chức lao động và đưa ra một số dự báo cũng như những yếu tố trong, ngoài nước tác động đến đối tượng này trong giai đoạn 2023 - 2028.

Trong đó, đáng chú ý là các ý kiến về thị trường lao động biến động nhanh sẽ xuất hiện rất nhiều hình thức lao động mới thì việc bảo vệ người lao động được thực hiện như thế nào.

Ví dụ, một người lao động ban ngày làm việc trong công xưởng, hết giờ về làm grab , tối bán hàng online, khi bị đau ốm thì sẽ được bảo vệ theo đối tượng nào.

Ở nội dung này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) - đưa ra một ví dụ về thưởng Tết . Theo bà, nên đưa việc thưởng Tết bằng tháng lương thứ 13 vào quy định, chứ không nên để hàng năm, đến dịp gần Tết người lao động lại phải phấp phỏng không biết được thưởng Tết như nào. Thực tế cũng cho thấy, có nhiều chính sách mà người lao động chưa tiếp cận được…

Từ đó cho thấy, Công đoàn phải có chiến lược để bảo vệ được người lao động, để người lao động được thực hiện các quyền làm việc, quyền hưởng lương, quyền được hưởng an sinh xã hội…

Dự báo tác động đến tiền lương, thu nhập, việc làm giai đoạn 2023-2028-2

Ông Nguyễn Văn Hùng - Hội đồng lý luận Trung ương - đưa ra ý kiến cần phải phân tích được đặc điểm tình hình của giai đoạn 2018-2023 với việc thực hiện Chương trình Đại hội XII, XIII của Đảng, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam mà trong đó có các vấn đề của công nhân viên chức lao động và Công đoàn. Ảnh: Linh Nguyên

Đối với dự báo tình hình, tác động giai đoạn 2023 - 2028, có ý kiến cho rằng cần phải phân tích được đặc điểm tình hình của giai đoạn 2018-2023 với việc thực hiện Chương trình Đại hội XII, XIII của Đảng, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam mà trong đó có các vấn đề của công nhân viên chức lao động và Công đoàn. Đặc biệt cần phải nêu rõ số lượng, chất lượng, cơ cấu của công nhân viên chức lao động, điều kiện việc làm (tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), thu nhập, tiền lương, điều kiện sống; tình hình thực hiện pháp luật lao động; đào tạo lao động, trình độ nghề nghiệp. Đó là một trong những cơ sở để dự báo giai đoạn 2023-2028.

Đặc biệt với giai đoạn này cần có dự báo tác động của quốc tế, trong nước với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường… Từ những dự báo để đặt ra vấn đề tập hợp người lao động của Công đoàn trong tình hình mới.

Một số nội dung được quan tâm tại hội thảo là vấn đề cho thuê lại lao động; chính sách đào tạo lại cho người lao động; người lao động phải được hưởng thụ bằng chính sách… Có ý kiến cho rằng, có thể thấy xu hướng cho thuê lại lao động là tất yếu để tối ưu hoá sản xuất, tổ chức sản xuất kinh doanh nhưng vấn đề là quyền lợi của người lao động; việc tổ chức Công đoàn bảo vệ quyền lợi của người lao động này như thế nào…

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải nhấn mạnh đến một số vấn đề cần được nghiên cứu như trọng tâm của hoạt động Công đoàn là đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động; người lao động phải thực sự được thụ hưởng các chính sách; phương hướng của hoạt động Công đoàn, nhất là trong bối cảnh hội nhập…

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định, Công đoàn làm tốt vai trò của mình thì sẽ góp phần vào phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng, xây dựng đất nước…

Nối

Khác

Xem tiếp đi