Donetsk, Luhansk ấn định thời điểm trưng cầu dân ý sáp nhập Nga

Việt giải trí 23/09/2022 13:56:09

Cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra từ ngày 23 đến ngày 27/9.

Donetsk, Luhansk ấn định thời điểm trưng cầu dân ý sáp nhập Nga-1

ADVERTISEMENT

Nhà lãnh đạo vùng Donetsk Denis Pushilin . Ảnh: AFP

Theo kênh truyền hình RT, thủ lĩnh Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng Leonid Pasechnik là người đầu tiên ký đạo luật tổ chức trưng cầu dân ý công khai ở Luhansk về việc đưa khu vực này vào Liên bang Nga, sau khi quốc hội khu vực nhất trí ủng hộ động thái này và ấn định ngày bỏ phiếu.

Ngay sau đó, nhà lãnh đạo vùng Donetsk là ông Denis Pushilin tuyên bố Donetsk cũng sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tương tự vào cùng ngày.

Tháng 2/2022, Nga công nhận hai nước cộng hoà Lugansk và Donetsk tự xưng ở miền Đông Ukraine, yêu cầu Ukraine tuyên bố trở thành một quốc gia trung lập cũng như không bao giờ gia nhập bất kỳ khối quân sự phương Tây nào. Về phần mình, Kiev khẳng định chiến dịch quân sự của Nga hoàn toàn vô cớ.

Ukraine sắp ban bố tình trạng khẩn cấp

Ukraine có thể sắp ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 30 ngày hoặc 60 ngày trên toàn lãnh thổ, trong bối cảnh miền Đông tiếp tục leo thang căng thẳng.

Donetsk, Luhansk ấn định thời điểm trưng cầu dân ý sáp nhập Nga-2

Ông Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, thăm một đơn vị tác chiến của quân đội Ukraine ở vùng Donetsk hôm 19/2 (Ảnh: Reuters).

Bloomberg ngày 23/2 dẫn lời ông Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết Ukraine sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn lãnh thổ. Quốc hội Ukraine dự kiến sẽ phê chuẩn việc ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 48 giờ tới. Tình trạng khẩn cấp có thể kéo dài 30 ngày hoặc gia hạn thêm 30 ngày nữa.

ADVERTISEMENT

"Ngoài Donetsk và Lugansk, tình trạng khẩn cấp sẽ được ban bố trên toàn lãnh thổ của chúng ta", ông Oleksiy Danilov nói.

Quan chức này cho biết, tình trạng khẩn cấp sẽ bao gồm tăng cường trật tự xã hội và tình hình an ninh tại các cơ sở hạ tầng trọng yếu, giám sát, hạn chế việc đi lại ở những khu vực nhất định.

"Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương, các biện pháp khẩn cấp có thể nghiêm ngặt hoặc ít nghiêm ngặt hơn nhằm đảm bảo an ninh của đất nước. Đây là các biện pháp đề phòng nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở đất nước và tạo điều kiện cho nền kinh tế tiếp tục vận hành", ông Danilov nói, và nhấn mạnh tình trạng khẩn cấp không ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân.

Kế hoạch ban bố tình trạng khẩn cấp của Ukraine được đưa ra trong bối cảnh tình hình miền Đông nước này tiếp tục leo thang. Đầu tuần này, Nga chính thức công nhận "độc lập, chủ quyền" của hai vùng ly khai Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố sẵn sàng đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến Đông Ukraine nếu cần thiết.

Những diễn biến này làm dấy lên lo ngại nguy cơ xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine. Giới chức Ukraine đã ban sắc lệnh huy động lực lượng dự bị, yêu cầu người trong độ tuổi 18-60 tuổi tham gia vào lực lượng này. Ukraine cũng kêu gọi công dân của mình ngay lập tức rời khỏi Nga với lý do mối đe dọa về khả năng Nga điều quân tới miền Đông Ukraine có thể làm phức tạp việc cung cấp các dịch vụ lãnh sự.

Nối

Khác

Xem tiếp đi