Ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine đến chính sách ngoại giao Nga

VOV 24/09/2022 04:20:54

Kể từ cuối tháng 2/2022, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, phương Tây gần như quay lưng với các cuộc trao đổi trực tiếp với Moscow. Chỉ vài ngày sau cuộc xung đột ở Ukraine, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ đạo các cơ quan hủy bỏ hầu hết các cuộc tiếp xúc chính phủ với các quan chức Nga. Chính quyền Tổng thống Biden đã dừng các cuộc thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu và kiểm soát vũ khí chiến lược với Moscow.

Ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine đến chính sách ngoại giao Nga-1

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chụp ảnh trước khi diễn ra hội nghị 3 bên về Syria ở Tehran ngày 19/7. Ảnh: AFP

Hầu hết các nhà lãnh đạo châu Âu cũng cắt đứt trao đổi với điện Kremlin. Điều này đã khiến hoạt động ngoại giao giữa phương Tây và Nga bị gián đoạn và chỉ còn diễn ra trong một vài trường hợp như các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran hay các cuộc gặp đa phương tại các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc.

Trong khi đó, Nga tìm kiếm và trong một vài trường hợp là tạo ra những diễn đàn ngoại giao mới của riêng mình. Những hệ quả dài hạn của việc thay đổi quan hệ ngoại giao sẽ không có lợi cho phương Tây. Moscow từ lâu đã tìm cách thay đổi các quy tắc ngoại giao quốc tế và sự thu hẹp quan hệ với châu Âu và Mỹ khiến nước này càng củng cố động thái trên.

Nga chuyển hướng chính sách ngoại giao

Sự thay đổi đầu tiên trong quan hệ ngoại giao của Nga là khi Thụy Sĩ tham gia vào chiến dịch trừng phạt của phương Tây. Điện Kremlin đã lên tiếng chỉ trích quốc gia có truyền thống trung lập này.

Kể từ đó, Nga bác bỏ những lời đề nghị của Thụy Sĩ về việc chủ trì các cuộc trao đổi về một loạt vấn đề. Hồi tháng 4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo nước này không còn coi Geneva là một bên phù hợp để tổ chức các cuộc gặp của Ủy ban Tham vấn Song phương Nga - Mỹ về Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới, khi dẫn ra "những hành động không thân thiện" của Thụy Sĩ. Phát biểu bên lề một hội nghị ở Geneva về vấn đề Syria vào tháng 6, đặc phái viên Nga tại Syria Alexander Lavrentiev cho rằng Ủy ban Hiến pháp Syria nên được chuyển tới một địa điểm "trung lập hơn".

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Nga cũng tuyên bố, các cuộc thảo luận quốc tế về vấn đề Nam Kavkaz không thể được tổ chức ở Geneva nữa. Nga cũng từ chối lời đề nghị của Thụy Sĩ về việc đại diện cho các lợi ích của Ukraine ở Nga, chẳng hạn trong các vấn đề lãnh sự và ngược lại.

Ở quy mô lớn hơn, Nga bày tỏ thái độ giận dữ khi Mỹ từ chối cấp visa cho các nhà ngoại giao Nga để tham dự các sự kiện của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc trong tháng này. Phản ứng lại động thái trên, Nga đã nêu ra một ý tưởng khó có khả năng thành hiện thực, đó là dời trụ sở của Liên Hợp Quốc tới một thành phố khác.

Sự từ chối của Nga đối với những địa điểm truyền thống tổ chức các hoạt động ngoại giao quốc tế như Thụy Sĩ đã mang đến sự xuất hiện của những bên trung gian mới. Từ tháng 2, Nga đã chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian trên nhiều vấn đề liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, đáng chú ý nhất là cuộc đàm phán hồi tháng 7 thông qua thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc khỏi các cảng của Ukraine.

Hồi mùa xuân, Ankara đã tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, trong đó có "Tiến trình Istanbul" bao gồm một loạt cuộc gặp giữa các phái đoàn của Nga và Ukraine nhằm tạo điều kiện thực hiện các hành lang nhân đạo trong thời gian Moscow bao vây Mariupol. Gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức cuộc trao đổi giữa Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi và Alexey Likhachev, CEO công ty năng lượng hạt nhân Nga Rosatom để thảo luận về nhiệm vụ của IAEA là tới kiểm tra nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia do Ukraine vận hành nhưng Nga kiểm soát.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thúc đẩy vị trí của nước này như một bên trung gian hòa giải giữa Đông và Tây, đồng thời nhiều lần đề nghị tổ chức các cuộc trao đổi trực tiếp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Với thành công của thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ gợi ý Ankara có thể trở thành bên trung gian hòa giải cho các cuộc trao đổi tù binh và thậm chí là một lệnh ngừng bắn ở Ukraine.

Việc Nga sẵn sàng chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian xuất phát từ việc hai nước này đều liên quan đến các cuộc xung đột tại Syria, Lybia và khu vực Nagorno-Karabakh trong mối quan hệ vừa hợp tác, vừa đối đầu. Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thiếu những nền tảng cơ bản vững chắc nhưng hai bên vẫn đánh giá cao hiệu quả mà mối quan hệ này mang lại. Trong khi Nga trao cho Thổ Nhĩ Kỳ vai trò của một bên trung gian hòa giải trong cuộc xung đột ở Ukraine thì Moscow cũng có lợi ích khi quan hệ tốt với một thành viên NATO.

Bên cạnh Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà ngoại giao Nga cũng củng cố quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác. Mùa hè này, truyền thông đưa tin, Argentina, Iran, Ai Cập, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ tham gia vào nhóm BRICS (hiện nay gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Tổng thống Putin từng nhận định hồi tháng 6 rằng BRICS sẽ đi đầu trong việc "hình thành một hệ thống đa cực thực sự trong quan hệ giữa các quốc gia".

Nga cũng tìm cách hình thành các cơ chế riêng để đối phó với các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây . Gần đây, Moscow thông báo Ấn Độ và Iran sẽ chấp nhận hệ thống thanh toán Mir của Nga. Trong khi đó, các quan chức Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải vừa diễn ra tuần qua ở Uzbekistan, trong đó có sự hợp tác về quân sự - quốc phòng.

Nỗ lực tìm kiếm những đối tác ngoại giao thay thế đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết mới của Nga kể từ sau khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2. Tháng này, ông Lavrov cho biết Bộ Ngoại giao gần đây đã bổ nhiệm số lượng đáng kể các nhân viên ngoại giao tới các trụ sở hoặc các đại sứ quán của Moscow tại "các nước thân thiện". Ông Lavrov cũng khẳng định Nga sẽ tăng cường thúc đẩy hợp tác với Cộng đồng các Quốc gia Độc lập - một nhóm gồm các quốc gia từng thuộc Liên Xô ở châu Á, châu Phi, Đông Âu và Trung Đông.

Giữa bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn, các quốc gia phương Tây có thể sẽ chỉ tiếp tục trừng phạt và cô lập Nga. Điều đó khiến cho Moscow càng thúc đẩy sự chuyển hướng ngoại giao của mình.

Ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine đến chính sách ngoại giao Nga-2

Lý do Nga tin rằng sẽ giành chiến thắng trong cuộc xung đột ở Ukraine

VOV.VN - Giới quan sát nhận định, trong quá trình thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga có những lý do để tin rằng họ sẽ giành chiến thắng cuối cùng.

Hệ quả của việc Nga thay đổi chính sách ngoại giao

Việc Nga định hình lại chính sách ngoại giao sẽ khiến phương Tây phụ thuộc nhiều hơn vào các nhân tố thứ ba để tiến hành các cuộc trao đổi với Nga khi cần thiết. Chẳng hạn, các nhà ngoại giao phương Tây sẽ phải tiếp tục dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ để tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại của Ukraine.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tìm cách gia tăng ảnh hưởng với vai trò mới của mình khi yêu cầu phương Tây phải nhượng bộ một số vấn đề mà nước này cho là lợi ích thiết yếu. Ankara đã đe dọa sẽ cản trở việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO trừ khi hai nước này chấm dứt ủng hộ chính trị và tài chính cho các nhóm người Kurd mà Ankara xem là các tổ chức khủng bố. Tổng thống Erdogan đã dự đoán hồi tháng 4 rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ cho châu Âu thấy giá trị của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga cũng tăng cường các hoạt động ngoại giao ở châu Phi, Mỹ Latin và châu Á. Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, nhiều nước ngoài châu Âu và Bắc Mỹ đã từ chối chỉ trích Nga cũng như từ chối tham gia vào chiến dịch trừng phạt của phương Tây. Điều đó cho thấy nhiều quốc gia hiện nay có những ích chính trị, quân sự và thương mại gắn với Nga. Họ cũng sẵn sàng trở thành một nhân tố quan trọng hơn trong chính sách đối ngoại của Nga. Do đó, cuộc chiến khó khăn của phương Tây nhằm cô lập Nga trên trường quốc tế sẽ ngày càng khó khăn và thách thức hơn.

Cuối cùng, sự tẩy chay của Nga với các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ và việc nước này theo đuổi mạng lưới ngoại giao chủ động hơn có thể dẫn đến sự suy giảm vai trò của các hình thức đa phương đang chật vật để duy trì sự tồn tại, chẳng hạn như Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.

Năm 2020, học giả Nga Fyodor Lukyanov từng nhận định, "trong những năm tới, các tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục suy yếu và một số tổ chức thậm chí biến mất hoàn toàn". Trong tương lai, ông cho rằng cụm từ "chủ nghĩa đa phương" sẽ chỉ đại diện cho nỗ lực của một vài quốc gia để giải quyết một vấn đề cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Cuộc chiến ở Ukraine có lẽ thúc đẩy Nga bước vào viễn cảnh này nhanh hơn so với những dự đoán trước đó./.

Ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine đến chính sách ngoại giao Nga-3

Đẩy mạnh cung cấp vũ khí cho Ukraine, Mỹ đang vượt “lằn ranh đỏ” với Nga?

VOV.VN - Trong vài tháng gần đây, Mỹ công khai gửi các máy bay không người lái mới, tên lửa tầm xa hơn và mạnh hơn, các hệ thống pháo phản lực uy lực hơn trong các gói viện trợ quân sự trị giá hàng tỷ USD cho Ukraine.

Nối

Khác

Xem tiếp đi