Tiết lộ trọng lượng mới của Trái đất

Lao Động 20/11/2022 16:42:54
Tiết lộ trọng lượng mới của Trái đất-1

Trái đất nặng khoảng 6 ronnagram. Ảnh: AFP

AFP đưa tin, ngày 18.11, các nhà khoa học quốc tế tập trung tại Pháp đã bỏ phiếu cho các tiền tố mới để thể hiện các phép đo lớn nhất và nhỏ nhất trên thế giới.

Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên sau hơn ba thập kỷ, các tiền tố mới đã được thêm vào Hệ đo lường quốc tế (SI) - hệ đo lường thống nhất được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong hoạt động kinh tế, thương mại, khoa học, giáo dục và công nghệ của phần lớn các nước.

Năm 1960, SI đã được chọn làm bộ tiêu chuẩn thu gọn của hệ đo lường mét - kilogam - giây hiện hành, hơn là của hệ thống đo lường cũ xentimét - gam - giây. Một số đơn vị đo lường mới được bổ sung cùng với sự ra mắt của SI cũng như sau đó.

Có 7 đơn vị cơ bản và một số đơn vị dẫn xuất, cùng với một bộ các tiền tố. Các đơn vị đo lường phi SI có thể chuyển đổi sang đơn vị đo lường của SI (hoặc ngược lại) phù hợp với các hệ số chuyển đổi đơn vị đo lường.

Tham gia vào hàng ngũ các tiền tố nổi tiếng như kilo và milli là ronna và quetta cho số lớn nhất, cùng ronto và quecto cho số nhỏ nhất.

Sự thay đổi đã được các nhà khoa học và đại diện chính phủ từ khắp nơi trên thế giới tham dự Đại hội đồng về Cân đo lần thứ 27 - họp khoảng bốn năm một lần tại Cung điện Versailles, phía tây Paris - bình chọn hôm 18.11.

Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia của Vương quốc Anh, cơ quan dẫn đầu việc thúc đẩy các tiền tố mới, xác nhận rằng nghị quyết đã được thông qua.

Các tiền tố giúp việc diễn đạt số lượng lớn trở nên dễ dàng hơn.

Kể từ khi SI được thành lập vào năm 1960, nhu cầu khoa học đã dẫn đến số lượng tiền tố ngày càng tăng. Lần cuối cùng là vào năm 1991, khi các nhà hóa học muốn thể hiện số lượng phân tử lớn đã thúc đẩy việc bổ sung zetta và yotta. Một yotta mét là 1 và 24 số 0.

Theo Richard Brown, người đứng đầu bộ phận đo lường tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia của Vương quốc Anh, ngay cả yotta cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu dữ liệu khổng lồ của thế giới.

Brown nói với AFP: “Về mặt thể hiện dữ liệu tính bằng yottabyte - là tiền tố cao nhất hiện nay - chúng ta đang ở rất gần giới hạn. Cuối cùng, rất cần có sự mở rộng đối xứng bởi điều này hữu ích cho khoa học lượng tử, vật lý hạt – khi bạn đang đo những thứ thực sự, rất nhỏ”.

Trọng lượng mới của Trái đất

Các tiền tố mới có thể đơn giản hóa cách chúng ta nói về một số đối tượng khá lớn.

Brown nói: “Nếu chúng ta nghĩ về khối lượng, thay vì khoảng cách, thì Trái đất nặng xấp xỉ 6 ronnagram”, nghĩa là 6 và 27 số 0. Một Jupiter là khoảng 2 quettagram, có nghĩa là 2 và 30 số 0".

Tiết lộ trọng lượng mới của Trái đất-2

Trái đất nặng xấp xỉ 6 ronnagram”, nghĩa là 6 và 27 số 0. Ảnh: AFP

Brown cho biết ông có ý tưởng về bản cập nhật khi thấy truyền thông sử dụng các tiền tố chưa được cấp phép để lưu trữ dữ liệu như brontobyte và hellabyte. Google nói riêng đã sử dụng hella cho byte kể từ năm 2010.

"Đó là những thuật ngữ được lưu hành không chính thức, vì vậy rõ ràng SI phải làm gì đó" - ông nói.

Tuy nhiên, tiền tố số liệu cần được rút ngắn chỉ còn chữ cái đầu tiên của chúng - và B và H đã được sử dụng để thay cho bronto và hella.

Các chữ cái duy nhất không được sử dụng cho các đơn vị khác hoặc các ký hiệu khác là R và Q.

Quy ước quy định rằng các tiền tố lớn hơn kết thúc bằng chữ A và các tiền tố nhỏ hơn kết thúc bằng chữ O.

Brown nói thêm, các tiền tố mới sẽ đáp ứng nhu cầu của thế giới về những con số cao hơn - ít nhất là trong 20 đến 25 năm tới.

Nối

Khác

Xem tiếp đi