Nghịch lý công nhân mất việc, doanh nghiệp khát lao động

Lao Động 30/11/2022 19:03:15
Nghịch lý công nhân mất việc, doanh nghiệp khát lao động-1

Công ty TNHH Vina O’Shoe đang có nhu cầu tuyển dụng lao động. Ảnh: Vina O’Shoe cung cấp

Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho hay, trong 10 tháng đầu năm 2022, cả nước có 125,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tổng số lao động đăng ký là 835 nghìn người.

Chỉ số sử dụng lao động trong doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp tại thời điểm 1.10 tăng 100,8% so với tháng trước và tăng 110,2% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đơn vị này, trước bối cảnh tình hình chung của kinh tế - xã hội thế giới, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu đầu vào và bị giảm đơn hàng, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Từ đó, dẫn đến nhiều người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động, ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống.

Qua khảo sát, Cục Việc làm cho hay, tình trạng cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên xảy ra chủ yếu ở các ngành thâm dụng lao động.

Việc cắt giảm lao động của các doanh nghiệp là do những đơn vị này không có đơn hàng sản xuất. Một số doanh nghiệp mặc dù không thực hiện cắt giảm lao động nhưng buộc phải cho lao động nghỉ việc luân phiên, giãn việc hoặc dự kiến cho người lao động nghỉ Tết sớm và dài hơn mọi năm để chờ đơn hàng mới. Từ đó, đời sống của người lao động hết sức khó khăn trong bối cảnh giá cả, lạm phát tăng cao.

Nghịch lý công nhân mất việc, doanh nghiệp khát lao động-2

Chị Nguyễn Thị Thu - một trong những công nhân Công ty TNHH Tỷ Hùng (TP. Hồ Chí Minh) bị mất việc dịp cuối năm. Ảnh: Phương Ngân

Bên cạnh việc cắt giảm lao động ở một số doanh nghiệp lớn do thiếu đơn hàng tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang... thì ngay tại chính địa phương này, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp vẫn cao.

Cục Việc làm cho rằng đây là cơ hội việc làm cho người lao động ở những tháng cuối năm.

Ở An Giang, dự kiến hơn 4.000 lao động bị cắt giảm. Song, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong ba tháng tới khoảng 5.426 lao động, chủ yếu là ở ngành dệt may – da giày và một số ngành như chế biến thủy sản...

Mặc dù lao động nghỉ việc, hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 27% so với cùng kỳ, tuy nhiên nhu cầu tuyển dụng lao động cuối năm tại TP. Hồ Chí Minh vẫn cao.

Theo bà Nguyễn Hoàng Hiếu - Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, dự báo trong quý IV.2022, địa phương này cần khoảng 69.500 - 77.100 chỗ làm việc.

Nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 66,56% tổng nhu cầu nhân lực, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 33,3% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,14%.

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ, không cần kinh nghiệm.

Chẳng hạn một cửa hàng Pizza tại quận 3 tuyển dụng lao động lương 26.000 đồng/giờ, tăng ca tính thêm 50%, phụ cấp ăn ca 25.000 đồng; phụ cấp công việc 400.000 - 800.000 đồng/tháng tùy vị trì công việc, thưởng 500.000 đồng/tháng.

Công ty Nipro ở TP.Thủ Đức tuyển lao động không cần kinh nghiệm, chỉ cần tốt nghiệp lớp 9/12, với mức lương gần 5 triệu đồng, phụ cấp từ 1,1 triệu đến 1,3 triệu đồng, phụ cấp tăng ca, phụ cấp ca đêm…

Nối

Khác

Xem tiếp đi