Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định

Lao Động 03/10/2022 09:38:01
Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định-1

Ra đời từ năm Cảnh Hưng thứ 16 (1755), mảnh đất này được xem là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước miền Bắc, góp phần tạo nên một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của quê hương và dân tộc. Ngày hôm nay, Bàn Thạch cũng là phường rối có nhiều tích trò, với hơn 40 trò cổ, phản ánh sinh động cuộc sống, có nội dung sâu sắc, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống tương thân, tương ái, mang ý nghĩa nhân văn. Ảnh Vũ Mừng

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định-2

Nghệ nhân Phan Văn Mạnh, Trưởng Đoàn rối nước tư nhân Sông Quê là một trong số ít những người trong thôn vừa biểu diễn múa rối, vừa trực tiếp chế tác các con rối. Ảnh: VM

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định-3

Hiện nay, bộ sưu tập con rối của nghệ nhân Phan Văn Mạnh đã có gần 1.000 sản phẩm với chủ đề đa dạng như: Đời sống nông thôn, các trò dân ca, dân vũ, con vật trong tứ linh, các nhân vật trong truyện cổ tích… Không những thế, những người anh, người em trong gia đình ông đều là những nghệ nhân chế tạo con rối tài hoa như: Phan Văn Mẽ, Phan Thanh Liêm và Phan Văn Dũng.

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định-4

Con rối làm bằng gỗ được đục đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét, tính cách cho từng nhân vật. Ở đây tài năng chế tác của nghệ nhân đã đem lại cho con rối cái tươi mát, đôn hậu, hiền dịu, niềm lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên, con người qua cái bình dị đơn sơ được khuếch đại và nghệ thuật hóa.

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định-5

Chất liệu làm nên con rối phải là loại gỗ sung – một loại gỗ dai, nhẹ, dẻo để con rối có thể nổi trên mặt nước và người điều khiển con rối có thể dễ dàng biểu diễn. Dù tạc liền một khối gỗ hay chắp lại đều có hai phần gắn liền nhau đó là phần thân và phần đế.

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định-6

Phần thân là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động. Quân rối càng hoàn hảo, càng giúp cho kỹ xảo điều khiển nâng cao, khả năng diễn đạt phong phú. Đây chính là biểu hiện cao nhất của cái đẹp trong nghệ thuật múa rối nước.

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định-7

Tự hào Việt Nam là đất nước duy nhất trên thế giới có bộ môn rối nước, Nghệ nhân Phan Văn Mạnh bày tỏ: Yếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng chính mặt nước để làm sân khấu cho chú rối diễn trò, đóng kịch. Ao nước vừa khéo léo giúp người nghệ nhân giấu kín que, sào, dây và những đạo cụ khác, vừa giúp tạo nên những hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời.

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định-8

Năm 1984, cùng với các nghệ sĩ chuyên nghiệp của Nhà hát múa rối Trung ương, nghệ nhân thôn Bàn Thạch được mời sang Pháp biểu diễn.

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định-9

Bày tỏ sự cảm phục của mình với những nghệ sĩ điều khiển rối nước, trong bài: “Sự khám phá kỳ diệu về rối nước Việt Nam”, ký giả Pháp Pơrô, trên báo Thập tự nhận xét: “Nhưng người ta thực sự cảm động khi tấm mành tre cuốn lên vào phút chót, để lộ ra những diễn viên điều khiển con rối suốt cả tiếng đồng hồ vừa qua. Họ đã đứng ngập nửa mình trong nước, điều khiển cây sào với vô số dây nhợ mà không để lộ ra kỹ thuật của họ. Sự giải trí nhường chỗ cho lòng kính trọng thái độ trung thành với truyền thống của một xứ sở, mà sự tràn trề sông nước ở khắp nơi đã tạo nên một cách sống và một nền nghệ thuật độc đáo…”.

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định-10

Tuy nhiên, có một thực tế rằng, giống như chèo, tuồng hay cải lương, nghệ thuật múa rối nước đang nhường chỗ cho những bộ môn đương đại có sức hấp dẫn khó cưỡng với giới trẻ.

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định-11

Trăn trở với rối, Nghệ nhân Phan Văn Mạnh đang tích cực cải tiến, sáng tạo các tác phẩm mới, dựa trên nền tảng những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Thông qua đó, nghệ thuật rối nước có thể tiếp cận gần hơn với các em nhỏ. Đây cũng là con đường mà Nghệ nhân Phan Văn Mạnh tin sẽ giúp những chú Tễu, cô tiên, ông bụt… sống mãi.

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định-12

Đặc biệt, kể từ khi múa rối nước là di sản văn hoá phi vật thể, thuộc loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian, đã được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2012, những người nặng lòng với rối càng “cháy” hết mình với nghề.

Múa rối - “siêu phẩm” của nền văn minh lúa nước tại Nam Định-13

Nối

Khác

Xem tiếp đi