Huy động nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách để đưa Đắk Lắk phát triển

Báo Chính Phủ 20/11/2022 16:11:04
Huy động nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách để đưa Đắk Lắk phát triển-1

Đắk Lắk là vùng đất "thủ phủ" cây cà phê - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng đối với Tây Nguyên và cả nước; có diện tích tự nhiên trên 13.000 km 2 , đứng thứ 4 cả nước; dân số trên 1,9 triệu người, có 49 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 35% dân số.

Quy mô kinh tế của tỉnh đứng đầu vùng Tây Nguyên; tốc độ tăng trưởng bình quân trong 20 năm qua (từ năm 2001 đến năm 2020) đạt 13,8%/năm, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng phi nông nghiệp; các hoạt động văn hóa, xã hội, chăm sóc sức khỏe người dân, an sinh xã hội được  bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt; quốc phòng, an ninh được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị cho biết, để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, trong những năm qua, tỉnh luôn chú trọng đến công tác thu hút và kêu gọi đầu tư các dự án vốn đầu tư ngoài ngân sách. Từ năm 2016 đến nay, Đắk Lắk đã thu hút được 347 dự án đầu tư, với số vốn đầu tư đăng ký trên 80.000 tỷ đồng.

Các dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đã phát huy được hiệu quả đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, điển hình như: Dự án điện mặt trời của Tập đoàn Xuân Thiện tại huyện Ea Súp với tổng công suất 600 MW, tổng vốn đầu tư trên 15.400 tỷ đồng, dự án Nhà máy điện gió Ea Nam của Tập đoàn Trung Nam tại huyện Ea H’leo với tổng vốn đầu tư trên 16.500 tỷ đồng...

Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; kết cấuhạ tầng chưa đồng bộ, nhất là giao thông kết nối; thu hút đầu tư còn hạn chế, chưa có nhiều dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài; kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; việc triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên chưa đạt được kỳ vọng như mong đợi...

Triển khai có hiệu quả C hương trình hành động của Chính phủ

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Đắk, thời gian tới tỉnh sẽ khẩn trương xây dựng và triển khai có hiệu quả C hương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế chính sách đặc thù đối với T P. Buôn Ma Thuột.

Hoàn thành việc lập, trình phê duyệt và triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm phù hợp với các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng Tây Nguyên để phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh đặc thù của tỉnh.

Điều chỉnh hợp lý chiến lược các ngành, lĩnh vực kinh tế; tiếp tục dựa vào lợi thế của mình, khai thác tốt hơn nữa các tiềm năng hiện có, đặc biệt là các ngành còn nhiều dư địa để phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững dựa trên bốn trụ cột tăng trưởng là: Phát triển các sản phẩm nông, lâm sản lợi thế quy mô lớn, chất lượng cao, xuất khẩu lớn; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn; kinh tế đô thị, hạ tầng số, hạ tầng thủy lợi; dịch vụ, logistics, du lịch dựa trên nền tảng số, kinh tế số, xã hội số.

Quan tâm đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại để thúc đẩy Đắk Lắk sớm trở thành trung tâm vùng.

  • Du lịch Tây Nguyên-Tiềm năng cần được 'đánh thức'

  • Quản lý sử dụng rừng và phát huy hiệu quả kinh tế rừng Tây Nguyên

  • Nhiều dư địa để phát triển Tây Nguyên bền vững

  • Để ‘viên ngọc xanh’ Tây Nguyên phát triển bền vững

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng trên cơ sở bảo đảm các quy định của pháp luật về đầu tư, hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình hoạt động.

"Tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực đổi mới mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, giảm chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp; tạo những điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư tiếp cận, nghiên cứu, đầu tư vào địa phương, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của khu vực Tây Nguyên và cả nước", Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho hay.

Lưu Hương

Nối

Khác

Xem tiếp đi