Học phí cực cao, bác sĩ ra trường nhận lương chỉ vài triệu đồng/tháng

Lao Động 30/09/2022 16:03:12

Học phí cộng với các chi phí phát sinh khác, mỗi năm, anh T.M.L chi hết khoảng 135 triệu đồng. Như vậy, trung bình mỗi tháng gia đình phải chu cấp cho anh T.M.L khoảng 11,25 triệu đồng.

“74,8 triệu đồng học phí/năm sẽ khá cao với gia đình không có điều kiện. Đã có nhiều bạn cùng khóa với tôi phải bỏ học vì không đủ tài chính cộng với áp lực từ việc học. Một số bạn khác tiếp tục học nhưng phải làm thêm để trang trải" – anh T.M.L chia sẻ.

Đau đầu vì chuyện học phí tăng, chị Đỗ Hải Minh (sinh năm 2001, Vĩnh Phúc) - sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: “Mỗi khi học phí tăng tôi cảm thấy rất lo lắng. Gia đình tôi không có điều kiện, bố mẹ làm thuê ở quê, lương tháng được bao nhiêu đều đổ dồn cho việc học của tôi”.

Theo chia sẻ của chị Minh, bắt đầu từ năm học này, học phí sẽ là 12.250.000 đồng/kỳ đối với hệ bác sĩ (6 năm), tương đương 24.500.000 đồng/năm. Mỗi năm học phí tăng thêm 10%, tính ra 6 năm học sẽ hết khoảng 189.033.000 đồng.

Chị Minh cho hay, nếu chỉ tính riêng học phí đã là một áp lực kinh tế rất lớn, chưa kể chi phí học tập khác như tài liệu, giáo trình, chi phí ăn ở, dụng cụ thực hành và học thêm tiếng Anh. Dù rất muốn đi làm thêm nhưng vì sáng đi viện, chiều đi học, tối trực, cuối tuần thi nên mọi chi phí đều do bố mẹ chu cấp.

Trung bình mỗi tháng, chị Minh được gia đình trợ cấp khoảng 4 triệu đồng (chưa tính học phí). Mong muốn đạt học bổng để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ nhưng chị Minh hiểu đó là điều rất xa vời vì “mức độ cạnh tranh học bổng ở trường khá cao, phải nằm trong top 8% sinh viên đứng đầu trường thì mới có cơ hội nhận được học bổng” – nữ sinh chia sẻ.

Học Y khoa tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM), chị Nguyễn Hà Trang (sinh năm 2002, TPHCM) cho biết năm học 2022 - 2023 học phí là 44,3 triệu đồng/năm. So với năm ngoái, mức học phí đã tăng thêm hơn 12 triệu đồng/năm.

Theo chị Trang, sinh viên ngành Y rất bận rộn với việc học và thực hành nên chị không thể đi làm thêm để san sẻ học phí cùng bố mẹ.

"Ở quê, bố mẹ làm nông nghiệp nên đời sống không dư giả, mẹ đã phải vay mượn số tiền khá lớn để tôi học ngành Y” – chị Trang nói.

Sinh viên Y khoa ngoài học 6 năm phải có ít nhất 2-3 năm học chuyên khoa và thi toàn quốc để lấy chứng chỉ hành nghề. Học phí cao nhưng theo nữ sinh này, lương cơ bản của bác sĩ mới ra trường khá thấp, chỉ vài triệu đồng một tháng.

Theo tìm hiểu, bác sĩ mới ra trường được hưởng lương của cử nhân có hệ số 1 là 2,34, tức là 2,34 x 1.490.000 = 3.486.600 đồng (chưa trừ bảo hiểm xã hội), cứ 3 năm được tăng lương một lần lên 0,33 thành hệ số 2 (2,67), rồi hệ số 3 (3,00)... Tối đa có 9 bậc lương (hệ số 9 là 4,98).

Nối

Khác

Xem tiếp đi