Biên lãi ròng của ngân hàng có thể suy giảm

Lao Động 02/10/2022 11:30:49
Biên lãi ròng của ngân hàng có thể suy giảm-1

Chi phí huy động vốn tăng có thể khiến biên lãi ròng của các ngân hàng giảm sút. Ảnh: LD.

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta cho rằng, việc tăng lãi suất điều hành sẽ gây áp lực lên chi phí huy động vốn của các ngân hàng thương mại, trong khi lãi suất cho vay có thể không tăng tương ứng. Do đó, biên lãi ròng NIM của ngành ngân hàng có thể sẽ bị suy giảm trong nửa cuối năm 2022.

Các chuyên gia Yuanta cho rằng biên lãi ròng NIM toàn ngành sẽ thu hẹp trong thời gian tới tuy nhiên tác động sẽ không giống nhau cho từng ngân hàng. Đơn vị phân tích cho rằng, các ngân hàng có tỉ lệ LDR (dư nợ tín dụng/vốn huy động) thấp như là HDBank, MSB, VIB, VPBank, hoặc các ngân hàng có tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thấp như là ACB, HDBank, MSB, VPBank sẽ ít chịu áp lực về NIM hơn.

Đặc biệt các ngân hàng có tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn CASA cao như Techcombank, MB, và Vietcombank sẽ chống chịu tốt hơn trước tác động của xu hướng gia tăng chi phí vốn.

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, thời gian tới cơ quan quản lý sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng, linh hoạt, đồng bộ. Đặc biệt đối với tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát những lĩnh vực có nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng như bất động sản, chứng khoán.

Cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện nhưng vẫn tiếp tục kiểm soát việc kinh doanh, mua bán trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước đảm bảo sự an toàn của hệ thống.

Về tín dụng, theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý III và 9 tháng đầu năm vừa được công bố, Tổng cục Thống kê cho biết, đến thời điểm 20.9, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,49% so với cuối năm 2021 và tăng 4,95% so với cùng kỳ năm 2021. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,04%, cùng kỳ năm 2021 tăng 4,28%.

Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,54%, cùng kỳ năm 2021 tăng 7,17% (gấp 2,6 lần tốc độ tăng trưởng huy động vốn). Tổng cục Thống kê đánh giá tăng trưởng tín dụng đạt khá, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2022.

Đáng chú ý trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho hay định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14% nhưng “có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế”. Tín dụng được điều hành nhằm tích cực hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Nối

Khác

Xem tiếp đi