Bắt tay để tham gia chuỗi giá trị

Đại Đoàn Kết 23/09/2022 08:32:03

Doanh nghiệp FDI phát triển mạnh

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 8 tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã “rót” gần 16,8 tỷ USD vào Việt Nam. Đây có thể nói là một tín hiệu đáng mừng và cho thấy rằng Việt Nam vẫn đang giữ vững được vị trí là một địa điểm đầu tư đáng tin cậy.

“Nhiều năm qua, tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng trưởng. Kể cả khi toàn cầu chịu tác động lớn từ dịch bệnh, hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư vào Việt Nam vẫn sôi động”- TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) nhận định.

Theo thống kê, trong 53 tỉnh, thành tiếp nhận nguồn vốn đầu tư, TP Hồ Chí Minh là nơi dẫn đầu về tỷ lệ đầu tư cũng như các dự án mới. Bà Cao Thị Phi Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM thông tin, hiện thành phố đang có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư với 10.925 dự án FDI còn hiệu lực trên tổng vốn đạt 78,32 tỷ USD.

Ghi nhận sự đóng góp to lớn của DN FDI, song một số ý kiến cho rằng nền kinh tế nước ta dựa nhiều vào DN FDI. Nói như TS Lê Đăng Doanh thì không phủ nhận những đóng góp của DN FDI cho nền kinh tế, tuy nhiên chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư nước ngoài.

Được biết, trong cơ cấu kinh tế, khu vực FDI đóng góp tới 20,13% GDP, chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu, khoảng 50% sản lượng công nghiệp. Nếu đánh giá căn cứ vào chỉ số giá trị gia tăng, doanh thu và việc làm thì các DN FDI chi phối 12 trên 24 phân ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; đóng vai trò chi phối ở 4 trong 5 ngành công nghiệp xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là dệt may, da giày, điện tử... Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, DN Việt chưa tham gia vào chuỗi giá trị cùng với DN FDI. Kinh nghiệm các nước cho thấy, không thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nếu chỉ dựa vào FDI.

Doanh nghiệp chưa theo kịp

Bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp - Trường đại học Kinh tế tài chính TP HCM cũng cho rằng sự tham gia của các DN Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu là rất thấp so với các nền kinh tế có quy mô tương tự. Cụ thể, chỉ có khoảng 4% DN có đủ năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các DN trong nước hầu như đứng ngoài chuỗi giá trị mà các DN FDI đang sản xuất tại Việt Nam. Nhiều DN FDI mong muốn duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp trong nước để hạn chế rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng cũng như giảm chi phí logistics mua hàng. Tuy nhiên, nhà cung cấp trong nước không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Ngay cả việc tìm kiếm các nhà cung cấp 2, cấp 3 trong nước với yêu cầu về nguồn kim loại, nhựa hay các bộ phận điện tử đơn giản, khuôn, công cụ đóng gói đều khó khăn.

“Thời gian qua không có sự kết hợp giữa DN trong nước với DN nước ngoài để cùng tiến lên chuỗi giá trị toàn cầu. DN Nhật, Mỹ, EU... đều khẳng định, khó kiếm nhà cung ứng trong nước. Phần lớn nguyên vật liệu, linh kiện đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. FDI vào Việt Nam vẫn dựa vào lợi thế lao động dồi dào, chi phí thấp” - TS Vũ Tiến Lộc ví von.

Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cũng chỉ ra điểm yếu trong hợp tác phát triển, DN Việt Nam khó tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cùng DN FDI một phần do sự yếu kém trong liên kết giữa các DN, một phần do chênh lệch về công nghệ. Về vấn đề liên kết giữa DN trong nước và DN FDI, PGS Bùi Thị Lý - Đại học Ngoại thương khẳng định, mức độ kết nối giữa các công ty đa quốc gia với các DN cung cấp cung trong nước là rất yếu. Theo nghiên cứu được thực hiện với 4.467 DN, trong đó có 1.400 DN FDI cho thấy, chỉ 52% giá trị nguyên liệu thô và trung gian được cung cấp bởi các nhà cung cấp trong nước. Đồng thời mối liên kết giữa các DN FDI với các nhà cung cấp trong nước có tính ngắn hạn không bền vững. Trong 1.400 DN FDI được khảo sát, chỉ có 132 DN FDI có ký kết hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp nguyên liệu thô và trung gian trong nước.

Bắt tay cùng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Yêu cầu đặt ra hiện nay, làm sao tạo sự liên kết giữa DN trong nước với DN FDI để cùng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. PGS Bùi Thị Lý cho rằng, cần phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý biến những cam kết thực thi các hiệp định thương mại thành cơ hội cho các nhà cung cấp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Thúc đẩy liên kết các nhà cung cấp trong nước với DN FDI bằng các chính sách ưu đãi đi kèm khi sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp nội địa. Đồng thời, có thể tạo ra những ràng buộc nhằm tăng cường liên kết sản xuất. Bên cạnh đó, cần bổ sung các chính sách ưu đãi về thuế, miễn thuế với các sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao. Đồng thời đánh thuế tiêu thụ với các sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa thấp, hay đánh thuế nhập khẩu cao đối với các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có thể sản xuất nội địa.

Cũng theo bà Lý, nên có chính sách thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ từ các DN FDI sang nhà cung cấp trong nước. Có thể ưu đãi khi chuyển giao công nghệ phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ. Thiết lập quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các DN FDI với DN cung cấp ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước về chuyên giao công nghệ.

Nối

Khác

Xem tiếp đi