Bão Noru tiến sát: Thiết kế nhà chống bão hiệu quả giảm thiểu thiệt hại

Lao Động 28/09/2022 09:48:42
Bão Noru tiến sát: Thiết kế nhà chống bão hiệu quả giảm thiểu thiệt hại-1

Nhà chống bão là mô hình nhà rất cần thiết cho một số địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết. Những năm qua, nhiều hộ gia đình tại miền Trung thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề mỗi khi bão đi qua. Ảnh: Thanh Tuấn

Kết cấu nhà chống bão

- Móng nhà:

Móng là phần vô cùng quan trọng với một căn nhà, đặc biệt là nhà ở vùng thường xuyên chịu bão. Khi thiết kế nhà chống bão, gia chủ nên thiết kế phần móng chắc chắn, có khả năng chịu đủ lực tác động.

- Tường nhà:

Ngôi nhà tránh được sự khắc nghiệt của bão tốt nhất thì phần tường phải thi công chắc chắn, đảm bảo chất lượng. Một số kiến trúc sư cho rằng, tường nhà có thể xây dựng bằng gạch, ximăng… với độ dày tối thiểu 22cm.

- Mái nhà:

Trong bão, mái là phần thường xuyên bị hỏng. Đa số các ngôi nhà sau khi bão đi qua rơi vào tình trạng tốc mái. Bạn nên xây dựng phần mái nhà chính có độ dốc hợp lý vào khoảng 30 độ, với phần chìa ra ngoài của mái thì cần tính toán chỉ để nhỏ hơn 50cm với loại nhà có trần và nhỏ hơn 30cm với loại nhà không có trần.

Nếu xây dựng mái hiên, bạn có thể thiết kế mái hiên rời để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến phần mái chính của căn nhà. Hoặc tốt nhất là sử dụng chất liệu bêtông, cốt thép làm mái hiên thật kiên cố.

Bão Noru tiến sát: Thiết kế nhà chống bão hiệu quả giảm thiểu thiệt hại-2

Công tác chuẩn bị đón Bão số 4 Noru. Ảnh: Thanh Hải

Kèo mái phải được níu chặt vào tường, cột chịu lực bằng thép phi 6 để truyền tải trọng gió xuống kết cấu móng nhà.

Với những gia đình không có điều kiện kinh tế, kết cấu mái được làm bằng khung gỗ hoặc tre, ở đầu hồi và tại những góc nhà cần bố trí những thanh chống chéo hình tam giác hoặc chữ X.

Với kết cấu chịu lực là tường gạch thì bố trí các trụ và giằng bằng bê tông cốt thép liên kết với nhau. Trụ đứng sẽ bố trí ở góc tường và ngăn nhỏ các bức tường rộng. Giằng nên bố trí ở các cao trình mặt móng, hay các mép trên cửa sổ, cửa đi. Giằng sẽ phải khép kín chu vi tường bao nhà và nối tất cả các bức tường trong nhà lại với nhau.

Một số lưu ý khác

- Vị trí:

Cần lựa chọn những khu vực khuất gió để bắt đầu thiết kế. Gia chủ không xây dựng tại những nơi trống trải hay những địa điểm có hướng gió biển hoặc gió của hồ nước lớn.

Trường hợp không chọn được được địa điểm khuất gió, gia chủ cần thiết phải tính đến giải pháp trồng cây xanh nhằm mục đích làm vật cản, giảm bớt tác động trực tiếp của gió bão vào căn nhà. Cần đặc biệt lưu ý thường xuyên tỉa bớt cành to, cành sum suê để tránh tình trạng đổ cây vào căn nhà khi có mưa bão lớn ập đến.

- Kiến trúc nhà chống bão:

Theo các kiến trúc sư, để tránh tạo luồng gió xoáy và túi gió, cần kiến trúc nhà thành các cụm, so le nhau, tuyệt đối không xây dựng theo đường thẳng. Khuôn nhà thiết kế hình chữ nhật là phù hợp nhất, nên để chiều dài có tỉ lệ gấp 2,5 chiều rộng.

Bên cạnh đó, gia chủ tại các địa phường thường xuyên hứng chịu các cơn bão lớn trong năm nên tránh thiết kế nhà chữ T hoặc chữ U. Bạn cũng không nên xây dựng tường nhà quá cao mà không có các biện pháp gia cố chắc chắn.

Dự kiến từ chiều 27.9, bão số 4 (Noru) ảnh hưởng trực tiếp tới nước ta. Theo dự báo của Trung tâm KTTV Quốc gia, khi bão số 4 đổ bộ, có 5 tỉnh ở miền Trung chịu rủi ro thiên tai cấp độ 4 - cấp độ rất nguy hiểm. 5 sân bay tại khu vực này cũng chính thức dừng khai thác.

Nối

Khác

Xem tiếp đi