Trẻ đến tuổi này mà vẫn tè dầm, bố mẹ cần đưa đi khám ngay

Em Đẹp 02/10/2022 09:02:34

- Bé lớn rồi mà vẫn tè dầm là chuyện không bình thường, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay.

Nuôi dạy con cái là chuyện không hề dễ dàng. Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn cho rằng việc trẻ tè dầm là chuyện bình thường. Tuy vậy, trẻ lớn mà vẫn tè dầm là chuyện không bình thường và là dấu hiệu của bệnh tật.

Sau khi sinh con, Lingling chấp nhận nghỉ việc, ở nhà chăm sóc con cái. Vì trong gia đình chỉ có một người đi làm nên cuộc sống của gia đình chị tương đối khó khăn. Để tiết kiệm bỉm, chị tập xi tè cho bé. Tuy vậy, chỉ được khoảng 1 tháng, con trai chị tè dầm nhiều hơn.

Trẻ đến tuổi này mà vẫn tè dầm, bố mẹ cần đưa đi khám ngay-1

Sau khi khám sức khỏe, bác sĩ hỏi lại tình hình của bé nhà Lingling, anh cho biết biết vì mẹ xi tè nên con buộc phải tè và nhịn tiểu theo hiệu lệnh của mẹ. Điều này gây hại cho thận và bàng quang của bé. Nghe xong lời của bác sĩ Lingling rất hối hận.

Bác sĩ cũng nhắc nhở, trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và trí não, chưa có khả năng kiểm soát bài tiết tốt. Vì vậy, việc bé tè dầm là hiện tượng bình thường. Nếu trẻ tè dầm ban đêm hơn 2 lần/ tuần sau 5 tuổi và kéo dài hơn 3 tháng, bạn cần đưa trẻ đi khám kịp thời.

Bé đã có thể tự đi vệ sinh, tại sao tình trạng tè dầm vẫn xảy ra?

1. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ

Một số bé có thói quen ọc sữa đêm. Ngoài ra bàng quang của bé tương đối nhỏ. Việc trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ dễ khiến trẻ tè dầm. Vì ban đêm, trẻ không thể kìm hãm việc đi tiểu.

Trẻ đến tuổi này mà vẫn tè dầm, bố mẹ cần đưa đi khám ngay-2

2. Tập thể dục quá nhiều trước khi đi ngủ

Như đã đề cập trước đó, khả năng kiểm soát việc đi tiểu của trẻ không đặc biệt tốt. Và trẻ lên 5 tuổi mới có thể đi vệ sinh một cách độc lập. Nếu bé vận động nhiều hơn trong ngày hoặc trước khi đi ngủ, não sẽ buồn ngủ nhiều hơn và khó kiểm soát nhu động ruột, điều này sẽ làm tăng nguy cơ tè dầm của bé.

Trẻ sơ sinh thường xuyên tè dầm, cha mẹ nên làm gì?

1. Giữ thái độ kiên nhẫn

Việc bé tè dầm là tình trạng rất phổ biến. Khi bé tè dầm, ban đầu cha mẹ không nên cáu giận, khiển trách, la mắng bé. Điều này sẽ khiến con buồn, xấu hổ, chịu thêm gánh nặng tâm lý.

Cha mẹ nên quan sát kỹ thể trạng của bé, tìm ra nguyên nhân thực sự khiến trẻ tè dầm từ đó điều trị triệu chứng. Nếu bé thường xuyên quấy khóc và chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm hiểu những nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh này.

Trẻ đến tuổi này mà vẫn tè dầm, bố mẹ cần đưa đi khám ngay-3

2. Chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt trước khi đi ngủ

Nói chung cha mẹ không nên cho bé ăn uống trước khi bé đi ngủ 2 tiếng. Điều này có thể làm giảm khả năng tè dầm của bé rất hiệu quả. Ngoài ra, cha mẹ nên tránh cho bé hoạt động mạnh trước khi đi ngủ, có thể tạo môi trường ngủ yên tĩnh, cho bé đi vào giấc ngủ càng sớm càng tốt.

Khánh An /Theo Sohu

Trẻ đến tuổi này mà vẫn tè dầm, bố mẹ cần đưa đi khám ngay-4

Thịt vịt om bia, bổ dưỡng hơn thịt lợn, dễ làm thôi mà ngon quá đỗi

Nối

Khác

Xem tiếp đi