Nguyên Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam – Họa sĩ Ngô Quỳnh Giao qua đời

Đại Đoàn Kết 30/11/2022 13:53:33

Sáng 29/11 Nhà hát Múa rối Việt Nam và gia đình nghệ sĩ báo tin, họa sĩ Ngô Quỳnh Giao đã qua đời, hưởng thọ 81 tuổi. Lễ viếng được tổ chức từ 13h15 đến 14h ngày 29/11/2022 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng - Số 5, Trần Thành Tông, (Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Họa sĩ Quỳnh Giao sinh năm 1942, ông cống hiến hơn 55 năm trong nghề rối. Hơn 4.000 con rối từ hai bàn tay ông đã được ra đời chỉ bằng phương pháp thủ công, không loại máy móc nào hỗ trợ.

Nguyên Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam – Họa sĩ Ngô Quỳnh Giao qua đời-1

Sinh thời, họa sĩ, NSND Ngô Quỳnh Giao luôn đau đáu với sự phát triển của các đoàn rối, nhà hát múa rối cả nước. Ảnh: TT.

Với 80 năm của cuộc đời và 40 năm nhiệt huyết, lăn lộn với Nhà hát Múa rối Việt Nam nói riêng và sự nghiệp múa rối cả nước nói chung, hoạ sĩ Ngô Quỳnh Giao đã để lại một tấm gương sáng về sự say mê, yêu nghề, hết lòng hết sức vì nghề.

Hoạ sĩ Ngô Quỳnh Giao mang trong mình dòng máu nghệ thuật, say mê nghệ thuật và rồi cơ duyên đã đưa ông đến với Đoàn Nghệ thuật Múa rối Trung ương (nay là Nhà hát Múa rối Việt Nam).

Tiếp đó, ông được lựa chọn đi đào tạo bài bản về nghệ thuật múa rối ở Cộng hoà Séc (năm 1967 - 1972). Tốt nghiệp ở Séc về với mong muốn đem làn gió mới cho nghệ thuật múa rối Việt Nam, ông say sưa làm việc, cống hiến… và tác phẩm đầu tiên gây được tiếng vang sau thời kỳ du học là “Mây và Ly”.

Sau này, ông tham gia một loạt các tác phẩm như: tạo hình vở “Nùng phai - Gau dự”, dàn dựng vở “Câu chuyện năm 2000”… Mỗi tác phẩm là một sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo khác nhau nhưng đầy hiệu quả và ấn tượng.

Ngoài chăm lo cho sự nghiệp của Nhà hát múa rối Trung ương, ông còn quan tâm đến sự phát triển của các đoàn rối, nhà hát múa rối cả nước.

Từ những năm 80 của thế ký trước, ông đã dựng “Tấm Cám” cho đoàn Múa rối Hà Nội (nay là Nhà hát múa rối Thăng Long) và mang đi nước ngoài biểu diễn rất thành công, rồi dựng các chương trình cho đoàn Múa rối TP Hồ Chí Minh…

Sinh thời, ông dành nhiều sự quan tâm, gìn giữ và phát triển nghệ thuật múa rối truyền thống, đã lăn lội các phường múa rối Nam Chấn (Nam Định), Nguyên Xá (Thái Bình), Đào Thục (Hà Nội)... Năm 1984, ông cùng đồng nghiệp biên tập và đạo diễn dựng chương trình “Chương trình rối nước cổ truyền”.

Nghỉ hưu, ông vẫn đam mê, vẫn dành cho múa rối một tình yêu không thay đổi, ông tham gia sáng tác, dàn dựng cho nhà hát và các đơn vị khác như: “Báu vật rừng xanh”, “Chuyện Anđecxen” (Nhà hát múa rối Trung ương), “Chương trình rối nước” (Đoàn múa rối TP HCM)… Trong đó phải kể đến “Chuyện cổ Anđecxen” là một thể nghiệm lớn thành công - đó là rối nước đã chuyển tải rất sinh động một chuyện cổ tích nước ngoài bằng ngôn ngữ rối nước Việt Nam.

Nối

Khác

Xem tiếp đi