TikTok có thể bị phạt hàng chục triệu USD tại Anh

Việt giải trí 28/09/2022 12:22:23

TikTok đối mặt với khoản phạt 27 triệu bảng (28,9 triệu USD ) sau khi nhà chức trách Anh phát hiện công ty có thể đã vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu .

TikTok có thể bị phạt hàng chục triệu USD tại Anh-1

ADVERTISEMENT

(Ảnh: Getty Images)

Ngày 26/9, Văn phòng Ủy viên Thông tin Anh (ICO) cho biết đã gửi thông báo cho TikTok, nêu kế hoạch về khoản phạt cũng như các phát hiện của văn phòng. Bao gồm việc TikTok có thể đã không xin phép bố mẹ khi trẻ vị thành niên sử dụng nền tảng của mình và xử lý một số dữ liệu mà không có căn cứ pháp lý.

Người phát ngôn TikTok cho biết, dù tôn trọng vai trò của ICO trong bảo vệ quyền riêng tư, công ty không đồng ý với quan điểm sơ bộ và có ý định đưa ra phản hồi chính thức.

TikTok bị châu Âu giám sát chặt chẽ vì lo ngại dữ liệu của trẻ em không an toàn trên nền tảng này. Một cuộc điều tra độc lập tại Ireland vào việc sử dụng dữ liệu trẻ em sai mục đích của TikTok đang ở giai đoạn cuối cùng.

“Chúng tôi sẽ cân nhắc thận trọng bất kỳ trình bày nào từ TikTok trước khi ra quyết định cuối cùng”, ICO thông báo. John Edwards, Ủy viên Thông tin, khẳng định mong muốn của ICO là trẻ em có thể học và trải nghiệm thế giới ảo nhưng được bảo vệ quyền riêng tư đúng đắn.

Meta đối mặt với khoản phạt 175 triệu USD do vi phạm bản quyền

Meta đã thua trọng vụ kiện với Voxer, nhà phát triển ứng dụng Walkie Talkie khi công ty này cáo buộc gã khổng lồ đã vi phạm bằng sáng chế của mình và sử dụng công nghệ này vào Instagram Live và Facebook Live

TikTok có thể bị phạt hàng chục triệu USD tại Anh-2

ADVERTISEMENT

Ảnh: Engadget

Meta đang phải đối mặt với một khoản tiền phạt khổng lồ sau khi thua kiện vì vi phạm bằng sáng chế. Một thẩm phán liên bang ở Texas đã ra lệnh cho công ty phải trả cho Voxer, nhà phát triển ứng dụng có tên Walkie Talkie, gần 175 triệu USD tiền bản quyền. Trước đó, Voxer đã cáo buộc Meta vi phạm bằng sáng chế của mình và đưa công nghệ đó vào Instagram Live và Facebook Live.

Được biết vào năm 2006, người sáng lập Voxer là Tom Katis và nhóm của mình đã phát triển công nghệ truyền giọng nói và video trực tiếp để giải quyết các vấn đề liên lạc gặp phải của quân đội Mỹ ở Afghanistan. Từ đó, Voxer ra mắt ứng dụng Walkie Talkie vào năm 2011.

Theo đơn kiện, ngay sau khi Voxer phát hành ứng dụng, Meta đã đề nghị hợp tác. Voxer được cho là đã tiết lộ công nghệ độc quyền cũng như danh mục bằng sáng chế của mình cho Meta, nhưng hai bên đã không đạt được thỏa thuận. Voxer tuyên bố mặc dù Meta không có dịch vụ thoại hoặc video trực tiếp vào thời điểm đó, nhưng họ đã xác định nhà phát triển Walkie Talkie là đối thủ cạnh tranh và chặn quyền truy cập vào các tính năng của Facebook như công cụ Find Friends.

Meta ra mắt Facebook Live vào năm 2015. Katis tuyên bố đã có cuộc gặp với giám đốc sản phẩm Facebook Live vào đầu năm 2016 để thảo luận về các cáo buộc vi phạm bằng sáng chế của Voxer trong sản phẩm đó, tuy nhiên Meta từ chối thỏa thuận với họ. Ngay sau đó, Meta đã tiếp tục phát hành Instagram Live. Voxer tuyên bố trong vụ kiện là cả hai sản phẩm đều sử dụng công nghệ của Voxer và vi phạm nghiêm trọng bằng sáng chế của công ty.

Meta đã phủ nhận tuyên bố của Voxer trong một chia sẻ với TechCrunch. Phát ngôn viên cho biết: "Chúng tôi tin rằng bằng chứng tại phiên tòa đã chứng minh rằng Meta không vi phạm các bằng sáng chế của Voxer. Chúng tôi dự định tìm kiếm thêm các bằng chứng và sẽ nộp đơn kháng cáo."

Nối

Khác

Xem tiếp đi