Các đại gia bán dẫn tìm kiếm liên minh ‘chiến lược’ với hãng thiết kế chip Arm

Việt giải trí 24/09/2022 06:10:25

Ngày 22/9, nhà sáng lập và CEO Softbank Group Masayoshi Son cho biết, tập đoàn này có kế hoạch thảo luận với Samsung Electronics về một liên minh chiến lược trong thời gian tới.

“Tôi sẽ thảo luận với Samsung về một liên minh chiến lược cùng Arm ”, ông Son cho biết trước chuyến thăm lần đầu tiên trong 3 năm trở lại đây tới Hàn Quốc.

Trước đó, Phó Chủ tịch Samsung Jay Y. Lee cho hay, CEO Softbank có thể sẽ “đưa ra lời đề nghị” trong chuyến thăm dự kiến vào tháng tới.

ADVERTISEMENT

Các đại gia bán dẫn tìm kiếm liên minh ‘chiến lược’ với hãng thiết kế chip Arm-1

ADVERTISEMENT

(Ảnh: Reuters)

Năm 2016, Arm – công ty thiết kế bán dẫn đằng sau các loại chip dành cho iPhone và hầu hết các thiết bị smartphone khác, được Softbank mua lại với giá 32 tỷ USD. Sau đó, công ty này suýt thuộc về Nvidia nếu không có sự phản đối mạnh mẽ của cả ngành công nghiệp cũng như các rào cản về pháp lý.

Nhà lãnh đạo Softbank sang Hàn Quốc trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về việc hình thành liên minh công nghệ đầu tư vào Arm, nhằm đảm bảo tính trung lập của công ty đang có vị trí quan trọng trong ngành bán dẫn.

“Có thể Son sẽ đóng vai trò trung gian để dẫn dắt các công ty khác cùng nhau thành lập một liên minh”, Lee Min-hee, chuyên gia phân tích tại BNK Investment & Securities nhận định.

Trong khi đó, Softbank đang ghi nhận lỗ lớn tại chi nhánh đầu tư Vision Fund và phải bán bớt cổ phần ở Alibaba Group để huy động tiền mặt. Do đó, kiếm lợi nhuận từ Arm đang là mối quan tâm hàng đầu với ban lãnh đạo tập đoàn này. Sau khi thoả thuận với Nvidia đổ vỡ, Masayoshi Son đã lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu công ty chip trên sàn chứng khoán Mỹ.

Về phía Samsung, một thoả thuận liên minh với Arm sẽ phù hợp với chiến lược chung của tập đoàn khi gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đang dẫn đầu thị trường chip nhớ, nhưng lại bị TSMC bỏ xa về chip logic (non-memory).

Tập đoàn Hàn Quốc vẫn bị coi là gặp hạn chế kỹ thuật trong công nghệ ban đầu dành cho các mẫu chip non-memory, chẳng hạn như kiến trúc bộ xử lý ứng dụng, lĩnh vực mà Arm đang chuyên sản xuất.

Bên cạnh Samsung, Intel cũng cho thấy sự quan tâm tham gia liên minh mua lại Arm vào đầu năm nay. Tiếp đến, còn có SK Hynix – đối thủ cạnh tranh với Samsung và Qualcomm – công ty đang bị chính Arm kiện vì vi phạm thoả thuận cấp phép và vi phạm nhãn hiệu.

Qualcomm muốn lập liên minh thâu tóm ARM

Sau khi Nvidia thất bại trong việc mua lại ARM từ SoftBank, Qualcomm đang có kế hoạch thế chỗ Nvidia nhưng với một cách tiếp cận hoàn toàn khác.

Theo GSMArena , kế hoạch của Qualcomm là xây dựng một tập đoàn các công ty, mỗi công ty sẽ sở hữu một phần nhỏ ARM. Về cơ bản, cách làm này sẽ đảm bảo rằng ARM vẫn là một công ty độc lập.

ADVERTISEMENT

Trước đó, Qualcomm đã kịch liệt phản đối kế hoạch mua lại của Nvidia khi cho rằng ARM đóng vai trò quan trọng đối với ngành công nghệ, và việc họ được sở hữu bởi một nhà sản xuất chip sẽ có tác động tàn phá đối thủ cạnh tranh (SoftBank không chỉ sản xuất chất bán dẫn). Nếu nhiều công ty có cổ phần thì sân chơi sẽ bình đẳng hơn.

Các đại gia bán dẫn tìm kiếm liên minh ‘chiến lược’ với hãng thiết kế chip Arm-2

Qualcomm có thể mua ARM nếu thành lập một tập đoàn nhằm đảm bảo ARM vẫn là công ty độc lập

CEO Intel Pat Gelsinger đã gợi ý Intel có thể hỗ trợ một tập đoàn như vậy. Gelsinger được cho là đã gặp ông chủ Samsung Lee Jae-yong để thảo luận về sự hợp tác trên nỗ lực này. Trong khi đó, CEO Park Jung-ho của nhà sản xuất chip Hàn Quốc SK Hynix, cũng đã nói về việc thành lập một tập đoàn tương tự.

Trong khi các công ty này thương lượng với nhau, SoftBank được cho là có kế hoạch niêm yết ARM trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. Điều đó có thể gặp phải vấn đề vì chính phủ Anh, vốn vẫn đang tranh luận về việc phải làm gì để có thể thúc đẩy ARM được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London.

Nối

Khác

Xem tiếp đi